Divergence theorem, Green Theorem

Vấn đề đặt ra ở đây là từ dạng tường minh số hạng dòng dò trong phương trình vận chuyển, khi ta tích phân thành phần dò theo thông lượng góc (không phải vô hướng) trên một miền ( không phải trên góc Ω ) cho rời rạc hóa Sn method (Discrete Ordinate Method) thì số hạng dò trên mặt được biểu diễn và derive như thế nào cùng với ý nghĩa của nógreen1-theoremgreen2-theorem

Green
Trường hợp tổng quát hơn ( An Introduction to the Mathematical
Foundations of the Finite Element Method – Vitoriano Ruas)

 

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. “Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. “Hỉ” là niềm vui. “Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

(Xem thêm bài phỏng vấn khác của Thích Nhất Hạnh: Sống với nhau lâu dài, đó là vì nghĩa, không phải vì tình.)

Nhà báo Hoàng Anh Sướng:

Xin phép được hỏi Thiền sư một số câu hỏi về đời tư. Ngài có thể từ chối trả lời nếu ngài thấy không tiện. Tôi được biết ngài sinh năm 1926 tại Huế và xuất gia năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu. Cơ duyên nào đưa ngài đến con đường đạo Bụt sớm như vậy?

Lần đầu tiên tôi được nhìn hình ảnh của Đức Phật trên một tờ tạp chí là năm tôi lên bảy tuổi. Phật ngồi trên cỏ, thật bình an và mỉm cười. Tôi rất cảm kích, bởi vì quanh tôi không ai được như vậy. Vì thế, ngay từ ngày ấy, tôi đã mong được như ngài, và trong tôi có một khát khao lớn. Cảm tưởng rằng mình sẽ không bao giờ hạnh phúc được nếu không là thầy tu. Người đời thường gọi đó là tâm ban đầu – sự khát khao sâu sắc mà một người có thể có. Tôi đã nuôi dưỡng ước mong đó cho tới năm tôi 16 tuổi, khi tôi xin được cha mẹ tôi để đi tu và tôi được quy y, thọ giới. Có thể nói là cho tới bây giờ, cái tâm ban đầu đó vẫn còn sống mạnh mẽ trong tôi.

Cha mẹ ngài không phản đối sao?

Ban đầu thì hơi miễn cưỡng vì họ nghĩ là cuộc sống của một nhà tu cực khổ và nhiều khó khăn.

16 tuổi đã bước vào con đường tu hành khổ hạnh. Trên con đường tu đạo, có khi nào ngài nằm mơ về một mái ấm gia đình với người vợ hiền và những đứa con thơ?

Có một lần, lúc tôi vào khoảng 30 tuổi. Khi ấy, tôi đang đi thiền hành ở một công viên bên Pháp, tôi thấy một bà mẹ trẻ đang đùa với một đứa bé rất xinh. Trong một thoáng rất nhanh, tôi đã nghĩ là nếu tôi không đi tu thì tôi cũng sẽ có người vợ trẻ và đứa con như thế. Ý niệm đó chỉ thoáng qua trong một giây thôi rồi thì tôi vượt qua ngay ý nghĩ ấy.

Tôi đã từng nghe câu chuyện rất cảm động về mối tính của ngài với một người con gái mà ngài rất yêu thương nhưng vì nguyện sống trọn vẹn con đường đạo Bụt mà ngài đã rời bỏ cô gái đó. Ngài có bao giờ nhớ về kỷ niệm ấy? Ngài có thấy tiếc nuối không?

Không! Bởi tình yêu đó chưa bao giờ mất. Nó tiếp tục phát triển. Đối tượng thương yêu của tôi được mở rộng ra mỗi ngày, cho đến khi tôi có thể ôm được tất cả mọi người. Thương một người là cơ hội mầu nhiệm để mình thương mọi người. Nếu như đó là tình thương đích thực. Trong tuệ giác vô ngã, mình thấy đối tượng của tình thương mình luôn có đó, và tình thương của mình tiếp tục phát triển. Không có gì mất đi cả, và mình không hối tiếc điều gì, bởi vì nếu mình có tình thương đích thực trong lòng thì mình và tình thương ấy cùng đi về một hướng, và mỗi ngày mình đều có thể thương thêm được nhiều hơn.

Thế nhưng tôi thấy ở tăng thân Làng Mai, hầu hết những người xuất gia đều là những người trẻ tuổi. Và ngài đã khuyến khích họ hãy từ bỏ tình yêu riêng nếu muốn trở thành tu sĩ. Tại sao lại nên từ bỏ cơ hội yêu thương này, thưa Thiền sư?

Trong đời sống xuất gia, mình nguyện phát triển hiểu biết và thương yêu. Mình phát triển khả năng ôm trọn tất cả mọi người trong tình thương của mình. Vì vậy, như tôi đã nói, thương một người là cơ hội để mình biết thương thật nhiều người. Nhất là khi người kia, những người kia có cùng lý tưởng với mình thì càng thương càng giàu có và càng hạnh phúc, không có khổ đau gì hết. Là một người xuất gia, mình sống đời sống phạm hạnh và ở với Chúng cùng tu với mình. Nếu người mình thương biết vậy thì người đó sẽ không khổ mà mình cũng sẽ không khổ, bởi vì tình thương chân thật rộng lớn và thâm sâu hơn là việc quan hệ giới tính. Trong một tình thương lớn, mình có thể hy sinh khía cạnh đó của tình yêu, và tình thương của mình trở nên cao cả hơn, thâm sâu hơn. Tình thương đó nuôi dưỡng mình, nuôi dưỡng người kia, nuôi dưỡng mọi người chung quanh và cuối cùng tình thương đó không còn biên giới nữa. Đó là tình thương của Bụt.

Đối với những người phàm trần như chúng tôi, để rời bỏ tình yêu riêng tư ấy thật khó. Và nhiều khi, để giữ trọn tình yêu ấy càng khó hơn. Tình yêu thường mang đến cho chúng tôi nhiều bầm dập, khổ đau, thậm chí là oán hờn, tuyệt vọng. Tại sao như vậy thưa Thiền sư?

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu. Mỗi người đều có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau suốt đời. Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thường xảy ra.

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó. Vậy nên, có hiểu mới có thương là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình. Chọn người hiểu và thương mình, đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

Lời Phật dạy quả là sâu sắc. Theo Đức Phật, tình yêu muốn bền vững cần hội tụ đủ 4 yếu tố: Từ, bi, hỉ, xả. Xin Thiền sư giảng giải thêm về điều này!

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ lụy, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời. Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải tu tập. Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui. Tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc, khó khăn, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em, em ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm là coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hóa nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Trong tình yêu, nhu cầu nhục dục là điều không thể thiếu. Có điều, lớp trẻ hiện nay rất coi nhẹ chuyện giữ gìn trinh tiết, yêu là hiến dâng, là quan hệ xác thịt, thậm chí không yêu cũng quan hệ tình dục. Ngài bình luận gì về chuyện này?

Tình dục mà không có tình yêu gọi là “tình dục rỗng” (empty sex). Tình dục rỗng rất phổ biến trong xã hội chúng ta và là nguyên nhân gây nên nhiều đau khổ cho giới trẻ, tàn phá thân tâm chúng. Và thảm kịch sẽ còn lan rộng cho đến đời sau dưới dạng trầm cảm, rối loạn tâm thần, tự tử… Nhiều người trẻ không thấy được sự liên hệ mật thiết giữa tình dục rỗng với những rối loạn tâm sinh lý trong họ. Những gì xảy ra cho thân thể đều ảnh hưởng đến tâm lý và ngược lại. Tâm dựa vào thân để biểu hiện và thân phải dựa vào tâm để tồn tại, để thực sự là một thân thể sống. Trong truyền thống văn hóa Việt ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn. Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỷ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.

Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tôn kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tân hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tôn kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau. Hãy hiểu, thương và tôn kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy. Tôn kính là bản chất của tình yêu thương.